Suy thận mạn là gì? Những điều cần biết về bệnh suy thận mạn

Chắc hẳn ai cũng đã từng tìm hiểu hoặc nghe thoáng qua về tình trạng buôn bán nội tạng trái pháp luật đang diễn ra thường xuyên. Trong đó nhu cầu về thay thế thận luôn chiếm số lượng lớn nhất trên thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này đến từ bệnh suy thận mạn. Vậy suy thận mạn là gì? Nguy hiểm như thế nào? Cách phát hiện và điều trị ra sao? Bài viết này của Bổ Thận Nam Dược sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh này.

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn được hiểu là thận của bệnh nhân đã bị mất khả năng đào thải chất độc hại dư thừa ra khỏi máu Tình bạn suy thận kéo dài được gọi là bệnh có tổn thương thận mạn.

Hai quả thận thường nằm ngay dưới các xương sườn, thuộc vùng lưng giữa và hai bên của cột sống. Thận có công dụng lọc chất độc trong máu và chất độc dư thừa có trong nước tiểu.

Suy thận mạng xảy ra khi bệnh nhân gặp các vấn đề về khả năng lọc máu. Căn bệnh này xuất hiện nhiều nhất ở những người bị đái tháo đường lâu năm hay người bệnh tăng huyết áp.

Suy Thận Mạn

Đầu tiên cần phải nói suy thận mạn là một bệnh lý nghiêm trọng, khó điều trị và thường sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc nếu chẳng may mắc phải.

Người bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận (GFR) dưới 15ml/ph/1,73 m2, thật chất suy thận mạn chính là giai đoạn cuối , là hậu quả cuối cùng của các bệnh về thận – tiết niệu. Bệnh về thận khó phát hiện và phát triển từ từ cho đến giai đoạn suy thận mạn tính , lúc này 2 thận hoàn toàn mất chức năng dẫn đến việc cần điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận… gây tốn kém và mệt mỏi cho bệnh nhân.

Chính vì vậy cần phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị sớm để cải thiện triệu chứng đồng thời kéo dài thời gian chuyển thành suy thận giai đoạn cuối. 

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh suy thận mạn

Triệu chứng

Các bệnh về thận ở giai đoạn đầu thường sẽ không có triệu chứng rõ rệt. Thực tế các triệu chứng rõ rệt chỉ xuất hiện khi các tổn thương trên thận có biểu hiện nặng. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tổn thương của thận mà chúng ta sẽ nhận thấy các triệu chứng sau: 

  • Tăng huyết áp: đây vừa là nguyên nhân cũng triệu chứng phổ biến nhất. Thường thì các cơn tăng huyết áp sẽ diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát.
  • Thiếu máu: da khô, ngứa, xanh xao. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, uể oải, giảm ham muốn tình dục.
  • Đường tiêu hoá: cảm giác buồn nôn, ăn uống kém ngon miệng sẽ xuất hiện càng nặng. Nặng hơn có thể gây tiêu chảy, loét miệng, xuất huyết đại tiện.
  • Triệu chứng thần kinh, cơ: rối loạn giấc ngủ, lơ mơ… Thường xuyên xảy ra chuột rút, cảm giác khó chịu như có kiến bò, bỏng rát ở chân.
  • Tim mạch và hô hấp: khó thở, tức ngực do chất lỏng tích tụ trong phổi và màng tim.
  • Ở giai đoạn cuối sẽ xuất hiện tình trạng đau mỏi xương khớp do rối loạn chuyển hóa xương khoáng chất. Đồng thời xuất hiện phù nề bàn chân, mắt cá chân hay toàn thân.

Suy thận mạn là gì

Những người có tiền sử bệnh lý về thận, đái tháo đường, người bị tăng huyết áp nên theo khám thường xuyên để có biện pháp kịp thời.

Nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến  các bệnh về thận mạn. Trong đó nổi bật nhất là 3 nguyên nhân do đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh về cầu thận. Cụ thể các loại bệnh cũng như các triệu chứng sức khoẻ có thể dẫn đến nguy cơ suy thận mạn bao gồm:

  • Cao huyết áp và đái tháo đường
  • Các bệnh hay gặp phải ở cầu thận như: viêm cầu thận cấp, viêm ở các đơn vị lọc của thận, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống,…
  • Thận bị tổn thương do sử dụng thuốc điều trị các loại bệnh lý kéo dài không kiểm soát
  • Các bệnh lý dẫn đến tắc nghẽn hoặc trào ngược nước tiểu như sỏi thận. Ngoài viêm bể thận, phì đại tuyến tiền liệt…
  • Bệnh viêm ống thận và viêm kẽ thận do nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm độc trong thời gian dài và các bệnh tự miễn.

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận, người hút thuốc lá, thừa cân, béo phì… Đây là những đối tượng dễ mắc phải các vấn đề dẫn đến suy thận mạn.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh suy thận mạn

Bệnh về thận có nhiều giai đoạn , cấp độ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận. Để xác định rõ mức độ bệnh, ngoài các triệu chứng thường gặp bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau:

  • Tổng phân tích tế bào máu: theo dõi quá trình tăng ure trong máu, định lượng creatinin trong máu từ đó ước được mức lọc cầu thận theo nồng độ creatinin, đo mức độ lọc cầu (GFR).
  • Chẩn đoán hình ảnh (X Quang, UIV, siêu âm) để nhanh phát hiện tình trạng suy giảm kích thước thận giảm 1 hoặc cả 2 bên, đồng thời phát hiện sớm sỏi thận, nang thận, dị dạng thận,..
  • Xét nghiệm tổng thể các bệnh lý các bệnh đi kèm có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn như: tiêu hoá, xương khớp…

Các biện pháp điều trị suy mạn thận

Sự thật là sẽ không có biện pháp nào để điều trị hoàn toàn bệnh suy thận mạn. Tuỳ theo giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, mục tiêu của việc điều trị này là làm giảm quá trình chuyển biến thành suy thận nặng.

Bệnh suy thận mạn

Đối với bệnh nhân ở giai đoạn cuối, biện pháp duy nhất là điều trị thay thế thận. Có thể chia phác đồ điều trị thành hai giai đoạn là: điều trị triệu chứng là điều trị thay thế.

Điều trị triệu chứng

  • Thiếu máu: việc thận không hoạt động hiệu quả dẫn đến chất erythropoietin (giúp duy trì quá trình tạo hồng cầu) không đủ. Bệnh nhân cần bổ sung erythropoietin bằng cách tiêm dưới da,bổ sung sắt…
  • Tăng huyết áp: hạn chế lượng muối hằng ngày tiếp nhận vào cơ thể <2g/ ngày. Uống các loại thuốc giúp duy trì huyết áp ≤ 130/80 mmHg.
  • Tim mạch: Sử dụng  thuốc giảm nồng độ các cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Tăng cường tập dụng thể dục thể thao để tăng cường khả năng hoạt động của tim.
  • Điều trị cách bệnh lý khác như bổ sung canxi , vitamin D giúp xương chắc khỏe. Chăm sóc giấc ngủ, chú ý khẩu phần ăn uống để tránh nguy cơ béo phì.

Điều trị thay thế

Hiện tại có 2 hình thức điều trị thay thế. Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Suy thận mạng có nguy hiểm không

  • Chạy thận nhân tạo là được coi là giải pháp tốt nhất cho người bị suy thận mạn. Máu của bệnh nhân sẽ được dẫn qua một bộ lọc bên ngoài cơ thể để loại bỏ độc tố chất thải, sau đó được trả về cơ thể . Việc chạy thận thường  được diễn ra trong 4h, và thực hiện 3 lần mỗi tuần.
  • Lọc màng bụng: bác sĩ sẽ bơm một dịch lọc vào bọng của bệnh nhân. Chúng hoạt động như một bộ lọc tự nhiên để loại bỏ chất thải và độc tố ra ngoài. Sau khi quá trình lọc kết thúc, chất lỏng sẽ được xả ra khỏi cơ thể. Có 2 cách lọc màng bụng đó là lọc màng liên tục ngoại trú (CAPD). Và lọc màng bụng chu kỳ tự động (APD). APD khác với CAPD ở chỗ có sự hỗ trợ của máy tuần hoàn mang lại hiệu quả chất lượng điều trị hơn cho người bệnh.
  • Ghép thận: đây là phương thức tốn kém thời gian và tiền bạc. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để thay thế quả thận bị mất chứng năng bằng một quả thận khỏe mạnh. Nguồn thận sẽ được lấy từ người hiến tặng còn sống hoặc người đã chết não, chết tim. Sau khi ghép thận thành công, người bệnh cần theo dõi sức khoẻ để tránh thải ghép và giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật.

Thông qua bài viết trên có thể thấy bệnh suy thận mạn là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng. Đồng thời căn bệnh này với phương thức điều trị phức tạp và vô cùng tốn kém. Vì vậy, mọi người cần thường xuyên theo dõi sức khỏe hàng tháng. Đồng thời duy trì các thói quen tốt cho sức khoẻ: không hút thuốc lá, ăn uống khoa học, duy trì tập thể dục, đảm bảo cân nặng hợp lý.

Viết một bình luận