Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào

Bệnh thận ban đầu sẽ không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển rõ ràng. Do vậy, những ai có khả năng cao bị bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Một phần bệnh này có tiến triển nặng hay không còn tùy thuộc vào thể trạng và cách sinh hoạt của mọi người. Sau đây là một số thông tin về khái niệm bệnh suy thận có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?

Bệnh suy thận có nguy hiểm không

Vị trí và vai trò của thận trong cơ thể

1. Vị trí của thận 

Vị trí của thận nằm ngay sau lưng, ngay phía trên eo, hai bên cột sống và gồm có 2 quả. 

2. Vai trò của thận

Thận đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể: là bộ lọc máu và các chất cặn bã của cơ thể, giữ cho cơ thể cân bằng được các chất khoáng cần có để duy trì hoạt động một cách bình thường. Trong việc tạo ra nước tiểu, thì thận giúp bài tiết các chất thải như acid uric, urê và amoniac, thận cũng có nhiệm vụ là tái hấp thụ glucose, nước và các amino acid.

Bệnh suy thận là gì? Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng hoặc bị tổn thương không thể phục hồi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo thời gian thận sẽ bị yếu dần đi và để lại nhiều biến chứng khác nhau cho cơ thể. 

Người ta thường chia loại bệnh này thành 2 nhóm là: suy thận cấp tính (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn tính (bệnh thận mạn).

Vậy bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Điều này còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh và thuộc vào nhóm mạn tính hay cấp tính.

Vậy nên suy thận có nguy hiểm không

Suy thận mạn tính (bệnh thận mạn)

Thận có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Vì thế, suy thận mạn tính ảnh hưởng đến đa số những bộ phận trong cơ thể bạn. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, xuất hiện dịch phổi, gây tích nước, làm cho nồng độ kali trong máu tăng đột ngột, làm giảm khả năng hoạt động của tim hoặc có tình trạng nguy hiểm hơn còn làm đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Suy thận cấp tính (tổn thương thận cấp)

– Giai đoạn đầu của suy thận cấp (tổn thương thận cấp) diễn ra rất nhanh chóng, lâu hay mau sẽ rơi vào mỗi trường hợp khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. 

– Giai đoạn tiểu rắt, tiểu quá ít (vô niệu) có thể diễn biến chậm, người bệnh thường chuyển từ giai đoạn tiểu rắt rồi đến vô niệu nhưng giai đoạn vô niệu có thể xảy ra bất ngờ và đột ngột. 

– Giai đoạn cấp tính: Cơ thể người bệnh bị rối loạn chất điện giải, nước, phù thận phụ thuộc vào lượng nước đã đưa vào cơ thể hoặc từng mức độ khác nhau. Thậm chí nặng hơn có thể bị tràn dịch đa màng, phù toàn thân.

Cách phòng ngừa bệnh suy thận 

Những phương pháp dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách phòng ngừa tối thiểu khả năng mắc bệnh suy thận:

1. Thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày

– Học cách kiểm soát được nồng độ cholesterol, nồng độ đường trong cơ thể và giữ huyết áp đúng với chỉ định của bác sĩ.
– Không sử dụng thuốc lá và các chất gây nghiện
– Tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày để duy trì được cân nặng và lượng mỡ phù hợp với cơ thể.
2. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh
– Với những người khỏe mạnh thì nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước/ngày vào những ngày lạnh và ít vận động. Những ngày vận động nhiều hoặc trời nắng nóng có thể uống từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày.
– Thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm muối, giảm dầu mỡ. Không nên sử dụng những loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có quá nhiều ga.

Cách phòng ngừa bệnh suy thận

Dấu hiệu của bệnh suy thận là gì? 

Thật ra triệu chứng của suy thận sẽ phát triển theo thời gian và tổn thương thận sẽ tiến triển rất chậm. Ở những giai đoạn đầu, lúc này cơ thể còn khỏe mạnh thì bệnh ít có triệu chứng xảy ra hoặc không có triệu chứng gì vì lúc này thận còn khỏe và có khả năng chống chọi rất tốt, khi xuất hiện triệu chứng thì thường đã ở giai đoạn trễ của bệnh.

Vậy bệnh suy thận có nguy hiểm không? Những triệu chứng thường gặp là gì? Cụ thể những triệu chứng thường gặp của bệnh suy thận như sau:

– Sưng phù toàn thân

– Đau ngực (nếu bị tràn dịch màng tim), khó thở (nếu phổi bị phù)

– Tinh thần bị giảm sút, da mặt xanh xao, cơ thể ốm yếu

– Xuất hiện tình trạng huyết áp tăng khó kiểm soát

– Hay bị chuột rút và cơ bắp thường xuyên co giật

– Đi tiểu nhiều vào ban đêm, căng tức và đi tiểu khó khăn hoặc nặng hơn là trong nước tiểu có máu

– Chán ăn, bỏ bữa.

Dấu hiệu của bệnh suy thận là gì

Cách điều trị bệnh suy thận 

– Người bị mắc bệnh suy thận cần có chế độ ăn uống khoa học: vừa đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể nhưng giảm muối và đạm trong mỗi bữa ăn.

– Điều trị bệnh suy thận: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà y học ngày nay có thể điều trị được một số loại suy thận khác nhau. Nhưng, tổn thương và những biến chứng của thận để lại sẽ tiếp tục xấu đi ngay cả khi đã được kiểm soát tốt. 

  • Đối với suy thận cấp: nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dần phục hồi lại được. Tình trạng nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể trạng và trường hợp khác nhau. 
  • Đối với suy thận mạn: thông thường, suy thận mạn không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị chủ yếu bằng cách kiểm soát những triệu chứng, giảm biến chứng của bệnh và làm cho bệnh tiến triển chậm hơn.

– Đối với suy thận ở giai đoạn cuối được điều trị bằng những cách sau: chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận, người bệnh sẽ uống thuốc suốt đời để cơ thể thích nghi với thận được ghép.

Cách điều trị bệnh suy thận

Trên đây là những thông tin về bệnh suy thận có nguy hiểm không? Hy vọng những thông tin trên của Bothannam sẽ giúp cho bạn hiểu được tầm quan trọng của thân đối với cơ thể, từ đó đưa ra những phương án và những cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn để hạn chế những bệnh liên quan về thận.

 

Viết một bình luận