Đau bụng bên trái ngang rốn là bệnh lý nguy hiểm cần biết ngay

Đau bụng là một triệu chứng rất thường hay gặp, tuy nhiên tùy vào từng vị trí cụ thể mà có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Điển hình như chứng đau bụng bên trái ngang rốn, một trong những biểu hiện của rất nhiều loại bệnh cần được phát hiện nhanh chóng để chữa trị kịp thời. Cùng @bothannam theo dõi bài viết để biết được thông tin chi tiết về bệnh lý này nhé.

Đau bụng bên trái ngang rốn là như thế nào?

Đau bụng bên trái rốn được xác định khi chia ổ bụng thành 4 phần, vùng phần tư bên trái trên rốn ngay dưới mạn sườn khi xuất hiện các cơn đau được xem là đau bụng bên trái ngang rốn.

Một số bộ phận quan trọng tại đây như lá lách, dạ dày, thận trái, tuyến thượng thận trái, một phần tụy, gan và đoạn trên của đại tràng.

Đau bụng bên trái ngang rốn

Như vậy nếu xuất hiện triệu chứng đau đột ngột trong thời gian dài không thuyên giảm, tiến triển năng theo thời gian kèm choáng váng, khó thở mê sảng, lạnh run, … thì rất có thể là biểu hiện của các chứng bệnh liên quan đến các bộ phận kể trên.

Nguyên nhân gây đau bụng bên trái ngang rốn

Cụ thể, khi gặp triệu chứng đau bụng bên trái ngay rốn rất có thể bạn đang gặp phải các chứng bệnh sau:

Bệnh sỏi thận, nhiễm trùng thận

Vị trí cơn đau thường ở bụng trái, sau lưng và có thể lan ra vùng bụng trước.

Biểu hiện: cơn đau dữ dội kéo dài có thể lên đến vài giờ, nếu nhẹ thì chỉ vài phút. Đi tiểu thường kèm theo máu. Với nhiễm trùng thận thì cơ đau có thể theo đường niệu, đau từ sau ra trước và kèm theo đó là triệu chứng sốt, tiểu đau rát hay tiểu nhiều lần trong ngày.

Đau bụng bên trái ngang rốn

 Tổn thương lá lách

Lách cũng là cơ quan nằm phía bên trái vì vậy các cơn đau bụng bên trái ngang rốn có thể là ảnh hưởng khi lách bị tổn thương.

  • Phì đại lách: xảy ra các loại bệnh như bạch cầu, ung thư hạch, viêm tuyến bạch cầu, cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng và tiến triển nặng kèm sốt, mệt mỏi, đau bụng từng cơn nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Chấn thương gây dập lá lách: Khi gặp các tai nạn như tại nạn xe sẽ dẫn đến các cơn đau kịch liệt ngay vị trí bụng bên trái rốn.

Gặp các bệnh về đường ruột

Chứng viêm loét dạ dày: biểu hiện sẽ thường đau ngang phần giữa bụng, giữa xương sườn và lan sang bên trái. Cơ đau sẽ xuất hiện sau khi ăn no, hoặc vào thời gian vào buổi tối khi đi ngủ.

Viêm dạ dày ruột: bệnh này sẽ đau khắp ổ bụng và có cả đau phía trên bên trái ngay rốn. Cơn đau sẽ cồn cào khó chịu, kèm theo triệu chứng nôn ói và tiêu chảy.

Đau bụng bên trái ngang rốn

Viêm ruột thừa: Vị trí đau ở vùng bụng dưới nhưng có trường hợp lan vào vùng bụng trên cùng với chứng đau sốt và rối loạn đại tiện.

Các bệnh về tụy

Xuất hiện các khối u hoặc viêm tuy sẽ gây đau ở vùng bụng trên cùng với các biểu hiện khác như buồn nôn, sốt.

Bệnh viêm màng phổi có thể gây đau bụng bên trái ngang rốn

Phổi cũng là cơ quan nằm ngay phần bụng bên trái. Các loại bệnh viêm phổi, viêm màng phổi sẽ gây đau kèm các triệu chứng ho, sốt và khó thở.

Cách giảm đau bụng bên trái ngang rốn hiệu quả

Khi gặp triệu chứng đau bụng bên trái ngang rốn có thể khắc phục tạm thời bằng các cách bên dưới đây. Tuy nhiên, ngay khi gặp triệu chứng đau kèm các biểu hiện lạ cần đi khám ngay để phát hiện kịp thời bệnh lý, chữa trị nhanh.

Một số các giúp giảm đau khắc phục:

  • Dùng túi chườm nóng vùng bụng bị đau hoặc dùng chai nước chứa nước ấm để làm dịu các cơn đau.
  • Dùng thuốc giảm đau, giảm nhu động. Tuy nhiên hãy hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng nhé.

Đau bụng bên trái ngang rốn

Trường hợp đau bụng kèm theo các triệu chứng như:

  • Nôn liên tục, ho ra máu, đi phân đen
  • Thân thể bị choáng váng, khó thở, mê sảng
  • Sốt cao, lạnh run người kèm đổ mồ hôi

Với các trường hợp này cần đưa ngay đến các cơ sở Y tế để được kịp thời chữa trị ngay. Không nên để bệnh nhân ở nhà trong thời gian dài.

Có thể thấy chứng đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác nhau điển hình như các bệnh về thận, dạ dày. Khi phát hiện triệu chứng này cần đến các cơ sở Y tế để thăm khám kịp thời, xác định đúng bệnh để chữa trị hiệu quả nhé. Hy vọng bài viết giúp mọi người có thêm nhiều thông tin về sức khỏe thường gặp trong đời sống. Chúc mọi người luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhất.

Viết một bình luận