Chức năng của thận là gì? Đâu là dấu hiệu nhận biết thận bị suy giảm

Thận là một cơ quan bộ phận quan trọng của cơ thể với chức năng đặc trưng và nhiều người biết nhất chính là lọc máu cho cơ thể. Bên cạnh đó, thận có còn rất nhiều các chức năng khác mà nhiều người vẫn chưa biết hết chức năng của thận, cấu tạo và hoạt động của bộ phận này như thế nào? Theo dõi bài viết từ Bổ Thận Nam để biết chi tiết.

Tìm hiểu đặc điểm của thận

Thận được biết đến là cơ quan bài tiết chính của cơ thể thuộc hệ tiết niệu. Thận nằm ở 2 bên cột sống, sát thành sau của bụng ngay gần thắt lưng. Vị trí từ đốt ngực cuối cùng đến đốt thắt lưng L3 khung xương sườn. Thận bên phải sẽ nằm thấp hơn thận bên trái với khoảng cách 1 đốt sống.

Đặc điểm của thận

Hình dáng thận giống như hạt đậu màu nâu, mặt trước nhẵn bóng và dạng lồi ra ngoài. Phía sau sần sùi và lõm vào trong. Thận có kích thước từ 10 – 12cm, rộng 5 – 6 cm và nặng khoảng 170g.

Cấu tạo của thận như thế nào?

Đi từ phần rốn thận sẽ có các bộ phận chi tiết như: ống niệu, dây thần kinh, mạch máu. Phần ngoài cùng là bao thận, vỏ thận chứa nhiều mao mạch, sâu vào trong sẽ đến tủy thận, đài thận, xoang thận, bể thận có chứa mô mỡ, dây thần kinh và các mạch máu xung quanh.

Thận được hình thành từ 1m2 triệu đơn vị thận, mỗi đơn vị cũng sẽ thực hiện các chức năng thận. Mỗi đơn vị này đều bao gồm cầu thận và ống thận.

Cấu tạo của thận

  • Cầu thận có chức năng lọc các chất từ mao mạch nhờ vào 50 mao mạch được xếp song song được gọi là quản cầu Malpighi. Ngoài ra, cầu thận còn có nang Bowman có nhiều lỗ nhỏ để bọc quản cầu Malpighi.
  • Ống thận: gồm các phần như ống lượn xa, lượn gần, quai Henle. Các dịch lọc sẽ đổ từ nang đến lượn gần và đi đến quai. Dịch từ quai sẽ qua ống lượn xa và đổ vào ống góp.

Chức năng của thận là gì?

Chức năng của thận không chỉ lọc máu và các chất mà còn nhiều các chức năng khác nhau liên quan mật thiết đến hệ bài tiết. Sau đây là 4 chức năng quan trọng của thận.

Vai trò lọc máu và chất thải

Đây là chức năng quan trọng nhất của thận được nhiều người biết. Máu sẽ được đi qua thận mỗi ngày, được phân chia từ 20 – 25 lần. Phần chất thải sẽ được đưa xuống niệu quản để đào thải ra ngoài dạng nước tiểu.

Chức năng của thận

Điều hòa lượng máu

Điều hòa thể tích máu, giúp hòa tan các chất trong máu, điều hòa nồng độ ion có trong máu. kiểm soát lượng dịch ngoại bào khi sản xuất bài tiết nước tiểu. Như vậy, khi hấp thu nhiều nước, lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại, uống ít nước thì lượng nước tiểu sẽ ít lại.

Bài tiết nước tiểu

Sau giai đoạn lọc máu và các chất trong thận từ các màn lọc ở vạch mao mạch sẽ tạo thành nước tiểu.

Theo đó, 60% trong 1 lít lượng máu mỗi phút được đưa vào cầu thận. Trải qua quá trình lọc chỉ còn lại 480ml máu và 120ml qua lỗ lọc nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu.

Chức năng của thận

Phần nước tiểu đầu được hấp thu lại và tạo ra nước tiểu cuối cùng đổ xuống bể thận, qua ống dẫn nước tiểu đến bàng quan và thải ra ngoài nhờ ống đái.

Chức năng nội tiết

Chức năng của thận sẽ bài tiết lượng hormone renin từ đó điều hòa được huyết áp, sản sinh các erythropoietin để sản xuất hồng cầu ở tủy xương. Ngoài ra, thận cũng thực hiện chức năng nội tiết như chuyển hóa vitamin D3, glucose khi cơ thể nhiễm acid hô hấp mãn tính hoặc khi cơ thể nhịn đói lâu ngày.

Các phương pháp giúp đánh giá chức năng của thận

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau giúp đánh giá được chức năng của thân như thế nào? Đang hoạt động tốt hay có bị suy giảm hay không? Có 2 phương pháp đánh giá phổ biến nhất như:

Xét nghiệm máu: bao gồm 2 kiểu xét nghiệm là xét nghiệm ure máu và xét nghiệm nồng độ Creatinin có trong máu.

Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ protein trong nước tiểu. Nồng độ này sẽ xác định được thận có bị suy giảm hay hư tổn chức năng hay không. Bên cạnh đó còn giúp phân biệt các loại bệnh về thận.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như gây đái nhiều để kiểm tra lượng nước tiểu có sự thay đổi gì không. Phương pháp pha loãng

Xét nghiệm hình ảnh cơ quan thận để xác định các chức năng bài tiết của thận.

Dấu hiệu nhận biết chức năng của thận bị suy giảm

Thận là bộ phận quan trọng có liên quan đến đơn vị máu, vì vậy mà chức năng của thận có ảnh hưởng rất lớn đến các bộ phận quan trọng khác của cơ thể như thần kinh, xương, tủy, … Vì vậy nếu gặp các dấu hiệu suy giảm thận dưới đây hãy chủ động đi khám sớm nhất nhé.

Chức năng của thận

  • Tiểu nhiều lần: đây là sự bất thường trong tiểu tiện. Nếu thận có dấu hiệu suy giảm hoạt động do tổn thương thì số lần đi tiểu sẽ tăng lên. Các dấu hiệu trong nước tiểu khác như tiểu ra máu hay các bọt trắng cũng cần chú ý.
  • Bị phù ở bàn tay, mắt cá chân, bọng mắt: một khi thận bị hư tổn, lượng nước thừa sẽ bị tích tụ do không thể đẩy hết ra ngoài. Như vậy sẽ xuất hiện ứ dịch ở các vị trí trên.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Một khi chức năng của thận bị suy giảm, sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự trao đổi chất của cơ thể, các hormone erythropoietin không sản sinh sẽ làm giảm hồng cầu gây thiếu oxy lên não khiến cơ thể hay bị xây xẩm, mệt mỏi.
  • Ngoài ra còn một số hiện tượng khác như khó ngủ, hôi miệng, ngứa ngáy, khô da, …

Bài viết đã mô tả rất chi tiết các chức năng của thận cũng như đặc điểm cấu tạo và các dấu hiệu nhận biết sự suy giảm hoạt động của thận. Hãy tìm hiểu kỹ các vấn đề này để đảm bảo cơ thể được chăm sóc tốt, nâng cao được sức khỏe.

Viết một bình luận